Top 3 Ứng Dụng Nhận Dạng Giọng Nói Phổ Biến Nhất

ứng dụng nhận dạng giọng nói
Ngày nay, công nghệ nhận dạng giọng nói đang ngày càng trở nên quen thuộc. Nó có thể được ứng dụng trong các hệ sinh thái nhà thông minh, các thiết bị điện tử, smartphone,… Công nghệ nhận dạng giọng nói đã đánh dấu sự đột phá của của các công nghệ mới: AI, machine learning,… Vậy đâu là những ứng dụng nhận dạng giọng nói tốt nhất hiện nay mà bạn nên sử dụng?

Công nghệ nhận dạng giọng nói là gì? Tại sao lại cần nhận dạng giọng nói?

ứng dụng nhận dạng giọng nói
ứng dụng nhận dạng giọng nói

Thế nào là công nghệ nhận dạng giọng nói?

Nhận dạng giọng nói là công nghệ có khả năng nhận dạng và dịch các lệnh thu được từ giọng nói của con người. Công nghệ nhận dạng giọng nói bao gồm 2 thuật ngữ: Voice recognition và Speech recognition.

– Speech recognition là việc xác định những từ ngữ trong câu nói rồi dịch chúng sang ngôn ngữ máy tính.

– Voice recognition liên quan đến việc xác định giọng nói chính xác của một cá nhân nào đó, tương tự một phương pháp nhận diện sinh trắc học.

Với sự phát triển của công nghệ ngày nay, ứng dụng nhận dạng giọng nói ngày càng phát triển và nâng cao tính chính xác hơn. Thay vì nhận dạng từng chữ cái, công nghệ nhận dạng giọng nói hiện nay còn có khả năng nhận dạng được theo ngữ nghĩa của câu nói để giảm thiểu sai sót trong quá trình nhận dạng.

Tại sao cần nhận dạng giọng nói?

Tốc độ là điều đầu tiên người ta nhắc đến khi được đề cập đến câu hỏi này. Thay vì phải ngồi nhập tay email, soạn văn bản, đặt lịch hẹn,… trên điện thoại hoặc máy tính gây tốn thời gian, thậm chí sai sót. Giờ đây chúng ta có thể sử dụng giọng nói như một phương thức để nhập liệu. Nó nhanh chóng, đơn giản, thuận tiện và vô cùng dễ dàng.

Không chỉ dừng lại ở việc nhập liệu, nhận dạng giọng nói còn được ứng dụng như một hệ thống điều khiển trong hệ sinh thái smarthome.

Ngoài ra, ứng dụng nhận dạng giọng nói công nghệ nhận dạng giọng nói cũng được đánh giá là một sản phẩm tuyệt vời dành cho người khiếm thị. Những người khiếm thị có thể tận hưởng những tiến bộ công nghệ tương tự như những gì mà một người bình thường có thể làm, không còn khoảng cách xuất hiện do những khiếm khuyết về giác quan.

Ưu nhược điểm của ứng dụng nhận dạng giọng nói

Ưu điểm

–    Kiểm tra chính tả: Ứng dụng cho phép người dùng truy cập vào các công cụ chỉnh sửa tương tự một giải pháp xử lý văn bản chuẩn. Mặc dù mọi thứ sẽ không chính xác 100% nhưng phần mềm có thể nhận diện và xử lý phần lớn lỗi chính tả, ngữ pháp.

–    Khả năng truy cập: Các công nghệ ứng dụng nhận dạng giọng nói ngày nay được coi là một thuận lợi đối với người khuyết tất khi họ có thể dùng giọng nói để hệ thống chuyển thành văn bản, giúp nhập liệu hay điều khiển một cách dễ dàng.

–    Tốc độ nhanh: Công nghệ nhận dạng giọng nói có khả năng nắm bắt giọng nói của người dùng với tốc độ nhanh hơn so với khi nhập liệu bằng bàn phím hoặc viết tay thông thường. Vì vậy tốc độ khi nhập liệu bằng giọng nói sẽ cải thiện đáng kể.

Nhược điểm

Mặc dù được sử dụng khá phổ biến hiện nay, Tuy nhiên ứng dụng nhận dạng giọng nói cũng có những hạn chế nhất định:

–   Mặc dù tất cả phần mềm nhận dạng giọng nói hiện nay đều hứa hẹn có thể hoạt động sau vài phút cài đặt. Song thực tế quá trình ghi nhận, làm quen với giọng nói, âm điệu và tốc độ nói của người dùng lại khá tốn thời gian. Một số ứng dụng nhận dạng giọng nói còn bắt người dùng nói lại, thậm chí không thể nhận diện được bạn đang nói gì.

–    Công nghệ nhận dạng giọng nói hiện nay được đánh giá là chưa thực sự ổn định: Việc đang nói mà bị ngắt giữa chừng có thể khiến người dùng cảm thấy khó chịu. Đặc biệt, phần mềm nhận dạng giọng nói còn gặp hạn chế về nhận dạng khi người dùng lên xuống giọng hay bỗng dưng nói nhỏ lại.

–    Mặc dù các chuyên gia đang cố gắng nâng cao và mở rộng vốn từ vựng cho công nghệ nhận dnagj giọng nói. Nhưng người dùng phải sẵn sàng chấp nhận trường hợp phần mềm xử lý quá lâu vì những từ vừa nói không nằm trong từ điển có sẵn. Đó là điều các nhà nghiên cứu đang cố gắng cải tiến ở phần mềm nhận dạng giọng nói hiện nay.

3 ứng dụng nhận dạng giọng nói được sử dụng phổ biến hiện nay

Phần mềm nhận dạng giọng nói Gboard

Phần mềm Gboard (trước đây là Google Keyboard) hỗ trợ hơn 120 ngôn ngữ khác nhau và được tích hợp khá nhiều tính năng mạnh mẽ như nhập liệu bằng giọng nói, tìm kiếm ảnh động (GIF), biểu tượng cảm xúc, tra cứu thông tin, dịch thuật nội dung tin nhắn ngay trên bàn phím… Đặc biệt, ứng dụng còn cho phép người dùng nhập văn bản bằng cách lướt ngón tay từ chữ cái này sang chữ cái khác.

Ứng dụng nhận dạng giọng nói ListNote Speech-to-Text Notes

Với ứng dụng nhận dạng giọng nói ListNote Speech-to-Text Notes, người dùng có thể tạo nhanh các ghi chú bằng giọng nói. So với nhiều ứng dụng nhận dạng giọng nói khác, ListNote Speech-to-Text Notes tương đối dễ sử dụng, mọi dữ liệu (ghi chú) đều được lập chỉ mục nên việc tìm kiếm diễn ra khá nhanh… Người dùng ứng dụng nhận dạng giọng nói còn có thể đặt mật khẩu hoặc mã hóa nội dung theo tiêu chuẩn AES nếu muốn bảo vệ tập tin khỏi con mắt tò mò của người khác.

ứng dụng nhận dạng giọng nói
ứng dụng nhận dạng giọng nói

Công nghệ nhận dạng giọng nói Origin-ST

Origin-STT là phần mềm chuyển đổi giọng nói thành văn bản sở hữu nhiều tính năng như:

–        Độ chính xác, nhận dạng tốt ở khoảng cách xa 2 m cho độ chính xác lên đến 98% và từ 3-5 m độ chính xác là 95%

–        Hiển thị kết quả thời gian thực

–        Nhận dạng từ khoảng cách xa

–        Hỗ trợ import audio nhiều định dạng

–        Văn bản đầu ra được chuẩn hóa: tên, ngày, tháng

–        Bao gồm 7000 từ vựng của Tiếng Việt

–        Tối ưu nhận dạng giọng nói 3 miền: Bắc, Trung, Nam

Từ khóa:

  • Nhận diện giọng nói tiếng Việt
  • App nhận diện giọng nói tiếng Anh
  • Nhận diện giọng nói GoogleNhận dạng giọng nói là gì
  • Nhận diện giọng nói tiếng Anh
  • Nhận dạng giọng nói tiếng Việt Python
  • Nhận diện giọng nói Python
  • Nhận dạng giọng nói tiếng Việt Win 10

Nội dung liên quan: