Từ khóa là cầu nối giúp khách hàng tìm thấy thông tin họ cần trên môi trường internet. Trong SEO, tối ưu từ khóa sẽ giúp website cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm, quá trình này được gọi là SEO từ khóa. Vậy từ khóa là gì, SEO từ khóa là gì và cách lựa chọn từ khóa SEO hiệu quả được thực hiện như thế nào?
SEO từ khóa là gì?
Theo định nghĩa từ Google: “Từ khóa là những từ hoặc cụm từ được sử dụng để khớp quảng cáo của bạn với những cụm từ mọi người đang tìm kiếm“.
Tuy nhiên, định nghĩa này lại mang hơi hướng nghiêng về từ khóa trong quảng cáo nhiều hơn, chưa bao quát được yếu tố từ khóa trong SEO. Vì vậy chúng tôi sẽ đi sâu vào khái niệm từ khóa là gì và SEO từ khóa là gì một cách cụ thể để bạn hiểu rõ hơn.

Từ khóa là gì?
Từ khóa là một từ hoặc cụm từ mô tả ý định truy vấn của người dùng về một sản phẩm, dịch vụ, vấn đề họ quan tâm, được sử dụng với mục đích tìm kiếm thông tin trên môi trường internet.
Ví dụ: Bạn muốn tìm hiểu cách lựa chọn từ khóa làm một hình ảnh thật hấp dẫn để đăng tải trên website của mình. Lúc này, tùy vào nhu cầu và ý định của người dùng mà từ khóa được tìm kiếm có thể là: “cách tạo banner”, “cách thiết kế banner”, “cách tạo banner miễn phí”, “cách thiết kế banner online”,… Những cụm từ này được gọi là từ khóa.
Vậy SEO từ khóa là gì?
SEO từ khóa là quá trình tối ưu một trang web dựa trên các từ khóa mục tiêu theo tiêu chuẩn của Google hoặc các công cụ tìm kiếm khác (Cốc Cốc, Bing, Yahoo,…), mục tiêu cuối cùng là đưa các từ khóa xuất hiện trên trang nhất bảng xếp hạng tìm kiếm.
Ví dụ: Cũng với từ khóa “cách tạo banner”, khi tìm trên Google kết quả sẽ xuất hiện như ảnh bên dưới. Kết quả bao gồm cả từ khóa được quảng cáo (chỉ xuất hiện khi bạn trả tiền cho Google để quảng cáo được hiển thị), và lựa chọn từ khóa được SEO (xuất hiện một cách tự nhiên và bền vững).
Làm sao để lựa chọn từ khóa phù hợp?
Hãy đứng ở góc độ người dùng để liệt kê ra các từ khóa họ sử dụng để tìm kiếm liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của mình. Bạn nên sử dụng các công cụ để có thêm các gợi ý về từ khóa, lưu lượng tìm kiếm cũng như xu hướng tìm kiếm từ khóa đó trong tương lai. Đánh giá mức độ cạnh tranh của từ khóa, lựa chọn những từ khóa phù hợp với chiến lược Seo của mình.
Lưu ý: Nếu khâu xác định lựa chọn từ khóa sai thì có nghĩa là: Toàn bộ chiến dịch Seo không có ý nghĩa.

3 Loại từ khóa trong 1 chiến dịch Seo
Từ khóa thương hiệu:
Từ khóa mang tên thương hiệu của doanh nghiệp, cung cấp các thông tin về doanh nghiệp đến khách hàng.
Ví dụ: Áo cưới thu thủy, Nhà hàng vạn tuế thăng long, Thời trang Xmen Shop…Đây là loại từ khóa có chỉ số hiệu quả cao, dễ đẩy top, nên làm cho tất cả các chiến dịch Seo.
Từ khóa thông tin:
Là loại từ khóa cung các thông tin hữu ích về sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng. Đây là loại từ khóa được khách hàng tìm kiếm nhiều nhất (Quyết định mua hàng thấp)
Ví dụ: Seo là gì, bệnh thoái hóa khớp, tiêu chí khi lựa chọn từ khóa trong seo…Các từ khóa này thường là từ khóa chung và khó.
Từ khóa thương mại:
Là loại từ khóa miêu tả chính xác những thông tin khách hàng cần tìm. Khách hàng khi tìm kiếm từ khóa dạng này có nhu cầu mua hàng rất cao.
Ví dụ: Khóa học seo tại Hà Nội, Iphone 5 16gb màu trắng, Điện thoại sky A850… Từ khóa có độ khó trung bình, mang tính chất thương mại cao, cần làm cho tất cả các chiến dịch.
Có thể khẳng định một chiến dịch SEO tổng thể có thành công hay không phụ thuộc phần lớn vào cách chọn bộ lựa chọn từ khóa. Để cạnh tranh hiệu quả, các doanh nghiệp cần có được đội ngũ nhân viên SEO giàu kinh nghiệm cùng chiến dịch truyền thông online tổng thể được nghiên cứu kỹ lưỡng.
Nếu doanh nghiệp không tự giải quyết được vấn đề này, có thể nhờ cậy đến các đơn vị truyền thông giàu kinh nghiệm như ECPVietnam. Chúng tôi chuyên cung cấp các giải pháp truyền thông tổng thể hiệu quả cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với chi phí phù hợp nhất.
10 cách lựa chọn từ khóa hiệu quả để làm SEO
1. Nghiên cứu đối thủ, title tag và meta description của họ
Binh pháp Tôn Tử dạy: Tri bỉ tri kỉ giả, bách chiến bất đãi. Dịch là: Biết người biết ta, trăm trận đều không bại.
Bạn có thể ứng dụng tư tưởng trên vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Kể cả lĩnh vực SEO nói chung và nghiên cứu từ khóa nói riêng.
Hãy dành thời gian tìm hiểu:
Lý do vì sao các đối thủ cạnh tranh đã và đang làm SEO hiệu quả?
Họ tối ưu các loại thẻ meta như thế nào?
Bạn rồi sẽ vạch ra định hướng đúng đắn cho kế hoạch SEO từ khóa của mình.
2. Sử dụng SEMrush để biết những từ khóa tạo nhiều traffic nhất của đối thủ
Thật may mắn làm sao! Nhiều công cụ đo lường SEO đã ra đời, tạo điều kiện để bạn tìm hiểu đối thủ dễ dàng hơn. Và SEMrush cũng là một trong số đó.
SEMrush được biết tới như một công cụ khá “đa zi năng”, chuyên phân tích các chỉ số trên website của đối thủ.
Công cụ này không chỉ thống kê lượng backlink, anchor text,… mà còn cho biết những từ khóa tạo nhiều traffic nhất của đối thủ cạnh tranh.
Nhờ vậy, bạn sẽ nắm được nhiều thông tin tổng quát về chiến lược SEO của đối thủ.
Đặc biệt, từ danh sách lựa chọn từ khóa đạt lượng traffic lớn của họ, bạn sẽ có thêm ý tưởng xây dựng bộ từ khóa cho mình.
3. Dùng Google Keyword Planner để tìm ý tưởng mới
Công cụ Google Keyword Planner sẽ gợi ý cho bạn muôn vàn các từ khóa liên quan đến một từ khóa chính. Nhờ vậy, bạn có thể nhanh chóng tổng hợp và phân loại danh sách từ khóa cần SEO.
Mặt khác, một tính năng hữu ích khác của Google Keyword Planner là đánh giá độ khó của từ khóa. Tính năng này được cung cấp miễn phí, nên bạn hãy tận dụng nó để lọc ra bộ từ khóa thích hợp nhé!
4. Tìm từ khóa đuôi dài
Bạn nên dựa vào insight của người dùng, để lập ra bộ lựa chọn từ khóa dài phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của họ.
Trên thực tế, từ khóa dài được trên 80% khách hàng sử dụng để truy vấn khi cần tìm hiểu một thông tin nào đó.
Từ khóa càng dài và cụ thể, bạn càng dễ SEO lên thứ hạng cao mà vẫn tiết kiệm chi phí.
5. Chọn các từ khóa tạo ra lợi nhuận cao nhất
Để đánh giá thành công sau chiến dịch SEO, người ta có thể đặt nặng tỷ lệ chuyển đổi hơn so với lưu lượng truy cập.
Phần lớn doanh nghiệp mong muốn trang web của mình xuất hiện ở những vị trí “ngon lành” nhất trên SERP, là nhằm thu được lợi nhuận cao hơn.
Do đó, người làm SEO sẽ mắc phải sai lầm tai hại, nếu chỉ ưu tiên các từ khóa có traffic lớn nhưng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng thấp.
Hãy chọn các từ khóa thương mại, đánh trúng những gì khách hàng thực sự có nhu cầu đang tìm kiếm.
Bằng cách này, bạn sẽ tránh khiến cho website thu hút hàng trăm ngàn lượt khách ghé thăm, nhưng chỉ thu về doanh thu ít ỏi.
6. Tránh xa những lựa chọn từ khóa ngắn khó SEO lên top
Muốn đưa từ khóa lên trang nhất Google nhanh chóng, bạn cần loại bỏ ý tưởng chọn từ khóa ngắn làm SEO, bởi mức độ cạnh tranh cực kỳ cao.
Dạng từ khóa này thường có nội dung chung chung, khó giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Ngoài ra, sở hữu search volume thuộc dạng “khủng”, từ khóa ngắn thực sự sẽ khiến bạn tiêu tốn nhiều thời gian và công sức để SEO (mà chưa chắc lên top) đấy!
7. Chọn các từ khóa bạn có thể lồng ghép trong nội dung bài viết
Chúng ta đều biết rằng, từ khóa có giá trị và phù hợp với nội dung góp phần giúp SEO hiệu quả.
Dựa vào từ khóa mà bạn tìm được, bạn có thể khai triển thành nội dung hữu ích cho độc giả hay không?
Có nên chèn từ khóa không dấu vào bài viết?
Những điều cân nhắc trên sẽ giúp bạn chọn được từ khóa phù hợp để tiến hành SEO.
8. Sử dụng Google Analytics và Webmaster Tools để tìm từ khóa
Google Analytics và Webmaster Tools là hai công cụ hỗ trợ SEO cực hữu dụng mà SEOer không thể không biết.
“Bật mí” cho bạn: Khi đồng bộ Google Analytics và Webmaster Tools với nhau, bạn sẽ xem được những từ khóa bị Google thay bằng chữ (not provided).
Qua những từ khóa bị ẩn được hiển thị đấy, bạn có thể hiểu hơn về nhu cầu tìm kiếm của người dùng và có thêm sáng kiến cho bộ từ khóa.

9. Dùng từ điển để tìm từ đồng nghĩa với từ khóa
Việc lặp đi lặp lại một từ khóa sẽ khiến nội dung khô khan, thiếu tự nhiên và gây nhàm chán cho độc giả.
Giải pháp cho vấn đề này là gì?
Bạn có thể hợp nhất các lựa chọn từ khóa lại, hoặc chọn từ đồng nghĩa với từ khóa ấy.
Việc này vẫn cho phép các search engine phát hiện ra từ khóa bạn cần SEO. Đồng thời tạo cho nội dung ngôn từ đa dạng, linh hoạt, hấp dẫn người đọc hơn.
10. Dựa theo gợi ý của Google hoặc Ubersuggest để có thêm ý tưởng từ khóa
Tính năng Autocomplete của Google, hoặc Ubersuggest của Neil Patel đều có thể đưa ra những gợi ý từ khóa thú vị và hợp lý.
Tuy nhiên, Ubersuggest chưa hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Việt cùng data ở thị trường Việt Nam. Nếu bạn SEO website ở thị trường nội địa thì không sử dụng công cụ miễn phí này được rồi!
Mặc dù vậy, bạn vẫn có thể tin tưởng vào Google Autocomplete. Tính năng này sẽ gợi ý cho bạn cách lựa chọn từ khóa dài, phù hợp với thói quen tìm kiếm của người dùng trên thực tế.
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của SEMTEK, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức Kinh doanh, chiến lược tiếp thị, kiến thức quản trị doanh nghiệp và kiến thức quản lý, phát triển tổ chức doanh nghiệp,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Từ khóa:
- Tìm từ khóa
- Các từ khóa
- Keyword Tool
- Từ khóa la gì
- Các từ khóa Marketing
- Từ khóa chuẩn SEO
- Cách chọn từ khóa SEO
- Từ khóa sản phẩm
Các chuyên mục nội dung liên quan
- Bản tin số mới nhất | Góc chia sẻ kiến thức số hóa & Chiến lược kinh doanh
- Trang chủ
- Marketing tổng thể
- Kiến thức WordPress