Kế hoạch kinh doanh là gì? Các loại kế hoạch kinh doanh được thực hiện đơn giản

các loại kế hoạch kinh doanh

Để bắt đầu một công việc kinh doanh chắc chắn bạn cần lập kế hoạch từ tổng quan đến chi tiết thì việc thực hiện hoá ý tưởng mới có hướng đi rõ ràng và thuận tiện sau này. Vậy đã ai hiểu kỹ định nghĩa kế hoạch kinh doanh là gì và cách lập cơ bản cùng các loại kế hoạch kinh doanh như thế nào chưa? Cùng SEMTEK tìm hiểu.

Kế hoạch kinh doanh là gì?

Kế hoạch kinh doanh là bản tài liệu của doanh nghiệp mô tả tổng quan về lộ trình phát triển sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp, doanh thu – chi phí và nhiều vấn đề liên quan khác.

Người lập các loại kế hoạch kinh doanh thường là giám đốc điều hành, giám đốc kinh doanh hay giám đốc Marketing – Những người đang đóng vai trò ở vị trí thiết lập. Nội dung của kế hoạch kinh doanh càng cụ thể, chi tiết, nêu rõ các tình huống xảy ra thì cơ hội thành công càng cao.

các loại kế hoạch kinh doanh
các loại kế hoạch kinh doanh

Hướng dẫn lập các loại kế hoạch kinh doanh cơ bản

Khi bắt đầu lập kế hoạch kinh doanh chắc hẳn ai cũng sẽ có những bối rối vì chưa biết cách sắp xếp thế nào cho phù hợp. Vậy nên khi bắt đầu, bạn hãy lưu ý những điểm sau:

  • Lập kế hoạch kinh doanh càng chi tiết thì càng dễ triển khai mà hạn chế sai sót. Đặt các mục trong kế hoạch kinh doanh cần rõ ràng, mạch lạc, giúp người xem dễ hiểu.
  • Tuy một kế hoạch kinh doanh không giới hạn về số lượng hay độ dài, nhưng chắc chắn không nhà đầu tư nào muốn đọc một kế hoạch kinh doanh dài như một quyển sách cả. Từ 20 – 30 trang là một độ dài lý tưởng.

Dưới đây là hướng dẫn lập các loại kế hoạch kinh doanh kêu gọi đầu tư cơ bản:

Tóm tắt điều hành các loại kế hoạch kinh doanh

Đây là phần đầu tiên và quan trọng nhằm đưa những thông tin tổng quan đến người xem, độ dài không nên quá một trang. Chi tiết bao gồm:

  • Khái niệm kinh doanh và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
  • Tầm nhìn và sứ mệnh kinh doanh, cụ thể doanh nghiệp muốn làm gì.
  • Mô tả sản phẩm và sự khác biệt của sản phẩm so với những sản phẩm khác của đối thủ.
  • Thị trường mục tiêu của doanh nghiệp là gì?
  • Kế hoạch Marketing của doanh nghiệp như thế nào?
  • Dự tính doanh thu và chi phí của doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp muốn kêu gọi bao nhiêu vốn.
  • Ai đang tham gia vào công việc kinh doanh.

Mô tả công ty

Trong phần mô tả công ty cần những yếu tố các loại kế hoạch kinh doanh tổng quan về công ty:

  • Cấu trúc công ty như thế nào: Là công ty của riêng bạn hay công ty hợp lại của nhiều người, công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn.
  • Mô hình kinh doanh của bạn là gì?
  • Ngành mà doanh nghiệp đang làm.
  • Tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp, giá trị của doanh nghiệp.
  • Thông tin cơ bản và lịch sử của doanh nghiệp.
  • Mục tiêu kinh doanh ngắn hạn và dài hạn.
  • Những nhân sự trong nhóm của bạn, ai là người chủ chốt và mức chi lương cho họ là bao nhiêu.
các loại kế hoạch kinh doanh
các loại kế hoạch kinh doanh

Phân tích thị trường

Đây là yếu tố sống còn để quyết định xem doanh nghiệp có khả năng thành công hay không. Bên cạnh đó, cũng cần lưu tâm phân tích những thị trường ngách đang có lợi thế cạnh tranh khốc liệt. Sai lầm lớn nhất chính là chọn sai thị trường mục tiêu vì như vậy việc kinh doanh cũng khó khăn hơn rất nhiều. Phân tích thị trường trong kế hoạch kinh doanh có thể không quá chi tiết nhưng rất cần thiết và chắc chắn phải làm.

Doanh nghiệp sau khi phân tích sẽ ước lượng được độ lớn của thị trường, vị trí của doanh nghiệp trên thị trường và tổng quan bối cảnh cạnh tranh. Việc phân tích kỹ càng, thuyết phục giúp các nhà đầu tư tin tưởng và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp và tiềm năng trong sự phát triển đúng đắn của doanh nghiệp.

Để ước tính số lượng có bao nhiêu khách hàng cần đến sản phẩm hay dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp là không phải dễ doanh nghiệp có thể tranh thủ nắm bắt càng nhiều thông tin càng tốt thông qua:

  • Dữ liệu khách hàng và theo dõi xu hướng trong những năm tới. Ví dụ: Nếu bạn kinh doanh đồ tập thể thao thì phải nắm bắt tổng quan về xu hướng phòng tập những năm tới tăng/giảm như thế nào…
  • Cố gắng đưa ra dự đoán sáng suốt dựa vào những dữ liệu thu được để hoàn thiện công tác phân tích thị trường nhanh chóng, hiệu quả.

Phân tích cạnh tranh

Đây là mục để doanh nghiệp thảo luận vì sao doanh nghiệp của bạn tốt hơn các doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường và phương thức thu hút khách hàng để mở rộng thị phần. Có 3 các loại kế hoạch kinh doanh giúp bạn thể hiện sự khác biệt khi đối mặt với cạnh tranh:

  • Khả năng tối ưu hoá lợi nhuận và chi phí sẽ giúp giá sản phẩm của bạn dễ chịu hơn nhiều so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
  • Sản phẩm/dịch vụ có điểm nhấn riêng biệt về tiện ích, sự sáng tạo, sự thông minh hay thẩm mỹ.
  • Phân khúc khách hàng cụ thể: Lựa chọn được những đối tượng cụ thể để tập trung sẽ giúp doanh nghiệp làm tốt hơn là việc dàn trải ra nhiều đối tượng.

Tổ chức và quản lý

Vai trò của nhân viên và đội ngũ quản lý là phần không thể không nhắc đến trong kế hoạch kinh doanh. Đây là lực lượng quan trọng giúp bạn hoàn thành kế hoạch kinh doanh để doanh nghiệp đạt được tốc độ tăng trưởng như mong muốn. Trong đó có bản mô tả kế hoạch chi tiết về các cá nhân chịu trách nhiệm và liên quan đến doanh nghiệp.

Nếu bạn đang quản lý một nhóm nhân viên, hãy vẽ ra sơ đồ tổ chức để hiển thị cấu trúc nội bộ của doanh nghiệp, cụ thể về vai trò, trách nhiệm, mối liên hệ giữa những người trong biểu đồ. Truyền đạt cách mỗi người đóng góp vào sự thành công của doanh nghiệp.

Kế hoạch tiếp thị

Kinh doanh và Marketing là 2 chủ thể không thể tách rời. Nếu có kế hoạch kinh doanh thì chắc chắn phải có kế hoạch Marketing – Nó sẽ định hướng việc quảng bá thương hiệu, sản phẩm như thế nào ở hiện tại và trong tương lai. Đặt chiến lược phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu.

Trong chiến lược Marketing cần chú ý đến 3 yếu tố:

  • Đặt giá sản phẩm/dịch vụ là bao nhiêu và vì sao lại là giá đó.
  • Bán sản phẩm/dịch vụ gì trên thị trường.
  • Quảng cáo và khuyến mãi như thế nào.

Kế hoạch hậu cần

Quy trình vận hành của doanh nghiệp như thế nào là vấn đề cần được đưa ra, tuy bạn không cần nêu chi tiết nhưng cần khái quát được quy trình cơ bản để người xem nắm được.

Những thông tin chi tiết trong các loại kế hoạch kinh doanh hậu cần bao gồm:

  • Nhà sản xuất hay cung cấp sản phẩm ở địa điểm nào.
  • Việc sản xuất, vận chuyển và buôn bán được thực hiện theo quy trình ra sao.
  • Văn phòng công ty và nhà kho ở chỗ nào.
  • Các loại trang thiết bị công việc cần thiết phục vụ vận hành.
  • Công tác giao vận sẽ được tự xử lý hay kết hợp với bên thứ 3.
  • Phương pháp quản lý hàng tồn kho.
  • Công tác hậu cần giúp doanh nghiệp nắm tường tận về chuỗi cung ứng và có kế hoạch dự phòng khi không chắc chắn.

Kế hoạch tài chính

Kế hoạch tài chính chi tiết đến đầu phụ thuộc vào mục tiêu và đối tượng của doanh nghiệp. Cơ bản sẽ bao gồm báo cáo thu nhập, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bảng cân đối kế toán.

Như vậy, để lập một kế hoạch kinh doanh cần rất nhiều thời gian và công sức, không hề dễ dàng, nhưng là điều cần thiết để có cái nhìn rõ hơn về lộ trình phát triển của doanh nghiệp trong tương lai ngắn hạn và dài hạn.

các loại kế hoạch kinh doanh
các loại kế hoạch kinh doanh

Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của SEMTEK, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức Kinh doanh, chiến lược tiếp thị, kiến thức quản trị doanh nghiệp và kiến thức quản lý, phát triển tổ chức doanh nghiệp,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.

Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!

* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.

Trân trọng,

Từ khóa:

  • Phân loại kế hoạch kinh doanh theo phẩm vi kế hoạch
  • Ai là người lập kế hoạch kinh doanh
  • Phương an kinh doanh
  • Lập kế hoạch kinh doanh
  • Bài tập lập kế hoạch kinh doanh mẫu
  • Lập kế hoạch kinh doanh là
  • Nội dung kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp

Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *